top of page

Đóng 500.000 đồng để được "chân" bán sim "rác"

Mỗi người sẽ phải bỏ ra 500.000 đồng cho văn phòng môi giới và công ty TST để có một “chân” bán thẻ sim khuyến mãi của các nhà mạng: Viettel, Vinaphone, Mobifone,...

Bán sim bị khóa với giá “cắt cổ”

Chiều ngày 22/11, tại điểm trung chuyển xe buýt ĐH GTVT, nhóm PV chứng kiến hàng chục nhân viên bán sim số ùa tới mời chào khách ngay khi xe buýt vừa mở cửa đón trả khách. “Sim rẻ số đẹp đây”, “Sim sinh viên đi anh, chị ơi”,... Tuy nhiên, sau những lời mặc cả của đôi bên thì chỉ thấy những cái lắc đầu đầy ngao ngán của các “thượng đế”.

Bạn Nguyễn Thành Chung một sinh viên Trường ĐH Thương mại vừa ngó vào bảng giá của một nhóm bán sim đã quay đầu đi thẳng. Bởi đây là "sim rác" của các nhà mạng đã kích hoạt từ trước nhưng lại được bán với cái giá “cắt cổ” giao động từ 140.000 - 200.000 đồng/sim. Với số tiền này tôi mua được từ 2 đến 3 cái sim cùng loại ở bất kì một cửa hàng bán sim thẻ nào”, Chung cho hay.

Theo thông tin mà chúng tôi đã điều tra được, số sim mà nhóm người trên đang giao bán là do Công ty kinh doanh phát triển công nghệ thương mại TST (TST) có trụ sở ở quận Thanh Xuân. Những chiếc sim số này không chỉ có giá “cắt cổ” mà còn không có tiền khuyến mãi trong tài khoản như các nhân viên bán hàng đã quảng cáo. Bởi có rất nhiều sim đã qua sử dụng, thậm chí đã bị nhà mạng khóa vì hết hạn sử dụng.

Tiếp cận với Ngân một sinh viên đến từ Trường ĐH Nông Nghiệp) cho hay: Ngân nhận số sim này từ người quản lý của TST giao cho. Và dĩ nhiên nguồn gốc, xuất xứ của các sim này như thế nào thì Ngân không hề nay biết: “Em không hiểu mục đích kinh doanh của công ty là gì khi đưa giá cao như vậy trong khi sim cùng loại tại các cửa hàng chỉ bán với giá từ 50.000 đến 70.000 đồng”.

Hỏi Ngân và nhóm bán sim: Tại sao cả tuần không bán được sim nào nhưng vẫn đi làm? Ngân đáp rằng: Em đã phải bỏ ra 500.000 đồng cho văn phòng môi giới và công ty TST để có được một “chân” bán hàng này. “Nếu nghỉ làm thì mất không số tiền đã đóng trước đó. Còn làm tiếp thì cũng chẳng đủ doanh số để nhận lương”,.

Cũng giống như Ngân, để trở thành “người” của công ty TST, Phương (quê ở Thái Bình, SV năm 3 của trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội) bắt buộc phải thông qua công ty môi giới và đóng tiền trang phục là 230.000 đồng cho công ty TST. “Trên tờ rơi ghi là chỉ cần mang theo CMND hoặc thẻ sinh viên và không cần đặt cọc hay thế chấp. Thấy công việc trong tờ rơi khá phù hợp với giờ nghỉ sau các tiết học nên em đã rủ các bạn cùng trường tới xin việc. Nhưng khi đi làm thì tất cả đều không giống như những gì họ nói”, Phương cho biết.

Nhìn đống sim của Phương, chiếc nào cũng được dùng băng dính dán lại. Thử mua một chiếc sim số 01688...12 với giá 140.000 đồng và kích hoạt, chúng tôi bất ngờ khi trong tài khoản của sim này không có tiền và đã hết hạn sử dụng. Hỏi Phương thì miệng Phương lắp bắp không nói thành câu: “Em xin lỗi, em cũng không biết tại sao lại như thế?”.

Bạn sẽ rất dễ dàng bắt gặp những cảnh tượng hàng loạt sinh viên trao biển bán sim giá rẻ, sim khuyến mãi từ các nhà mạng Viettel, Vinaphone, Mobifone trên khắp các tuyến đường Hà Nội nhất là nơi tập trung đông các sinh viên - tầng lớp mà những đối tượng như TST hướng tới. Nhưng sự thật đằng sau câu chuyên giao bán sim này đáng để chúng ta phải cảnh tình.

Theo nguồn: http://news.zing.vn/

Bài viết nổi bật
Bài viết gần đây
Danh mục
bottom of page